Sự kiện - Vấn đề

Tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

13/02/2025 00:02
6523 Lượt xem
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và yêu cầu nhiệm vụ, ngày 12/2 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để hoàn thiện đề án trước khi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổ chức cuộc họp chính thức theo quy định.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã xác định mục tiêu phấn đấu của Việt Nam trong năm 2025 là đạt tăng trưởng kinh tế thấp nhất 8%, phấn đấu ở mức 2 con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì mục tiêu tăng trưởng về năng lượng, đặc biệt là điện năng cần đạt hệ số 1,4 – 1,5% mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Mặt khác, theo cam kết của Việt Nam tại COP26 là đạt mục tiêu trung hòa cac bon vào năm 2050, cần tăng rất nhanh về quy mô điện năng và thay đổi rất mạnh về cơ cấu. Cụ thể, đến năm 2030 tổng công suất cần gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện có và đến năm 2050 thì phải đạt quy mô gấp 5 - 7 lần; giảm tối đa nguồn điện hóa thạch và tăng tối đa nguồn điện năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời), phát triển các nguồn năng lượng mới, sạch (như điện khí, điện hạt nhân). Với những lý do đã nêu, việc xây dựng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh là hết sức cần thiết, theo luật Quy hoạch thì cần điều chỉnh theo chu kỳ 5 năm một lần và năm 2025 là năm thuộc chu kỳ điều chỉnh theo quy định, đồng thời cũng cần phải được điểu chỉnh để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chính phủ đã chỉ đạo phải phát triển tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo (gồm điện gió, điện mặt trời, điện mặt trời tập trung, điện mặt trời áp mái, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi), phát triển hợp lý các nguồn điện nền, đặc biệt là các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch…, đồng thời phải đạt mục tiêu cân đối giữa các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải nhằm vào 3 mục tiêu cơ bản, gồm: (1) Bám sát nhu cầu phụ tải của đất nước, của vùng; (2) Đáp ứng các hợp đồng mua bán điện trực tiếp DPPA và (3) Đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu điện sạch.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, trong năm vừa qua, Trung ương và Quốc Hội đã chỉ đạo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành Luật Điện lực (sửa đổi). Có thể nói, Luật Điện lực sửa đổi đã đạt mục tiêu một cách ngoạn mục, tuy chưa được nhiều kỳ vọng nhưng ít nhất cũng góp phần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các nguồn năng lượng mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang rất khẩn trương hoàn tất các Nghị định, Quy định chi tiết để thực hiện Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ Công Thương cùng với các Bộ, ngành có liên quan cũng đang gấp rút hoàn thành những Thông tư để hướng dẫn các đơn vị, dự kiến sẽ được công bố trong vài ngày tới. Như vậy, Luật Điện lực (sửa đổi) được thực thi, cùng với việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và thực hiện mục tiêu trung hòa cac bon của Việt Nam.

Tại Hội nghị, các chuyên gia phản biện là những người có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích, dự báo, tính toán cụ thể và những đóng góp có giá trị, sát với thực tiễn nhằm xây dựng đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đủ điện, kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với quy định pháp luật.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị tư vấn và cơ quan thường trực tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo trình ra Hội đồng chính thức thời gian tới. Các ý kiến khác của các thành viên tiếp tục gửi đơn vị tư vấn và cơ quan thường trực trước ngày 15/2 để có điều kiện tiếp thu, hoàn thiện dự thảo.

Bộ trưởng yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu một số nội dung sau: 

Về dự báo tăng trưởng, cần đặt ra 3 kịch bản: kịch bản cơ sở, kịch bản cao, kịch bản cực đoan. Đối với kịch bản cơ sở cần điều chỉnh cao từ 45-50% so với Quy hoạch điện VIII; kịch bản cao từ 60-65%; kịch bản cực đoan từ 70-75%. Đơn vị tư vấn cần tính lại, phân bổ cơ cấu và thay đổi tư duy phát triển điện và tư duy phát triển kinh tế theo từng vùng và trên phạm vi cả nước.

Về nguồn, cần phát triển tối đa tiềm năng năng lượng tái tạo; thủy điện, thủy điện tích năng (lưu ý đến việc không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường); điện sinh khối (bao gồm cả rác, điện sinh khối); đặc biệt, chú ý phát triển năng lượng mới như điện khí tự nhiên trong nước, khí hóa lỏng và điện hạt nhân. Cần phát triển điện hạt nhân tập trung, điện hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước, chú trọng phát triển nguồn điện qua pin lưu trữ.

Về truyền tải, Bộ trưởng yêu cầu cần đề cập trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải là áp dụng lưới điện thông minh; truyền tải lên miền cần tính đến phương án là cáp ngầm (kể cả ngầm trên bờ và dưới đáy biển); còn từ đoạn nổi hay trạm biến áp có thể bằng hệ thống truyền tải nội miền, lưới điện thông minh để giải tỏa công suất của các cơ sở này. Tinh thần chung là hạn chế đến mức tối đa truyền tải liên miền; cần thay đổi tư duy phát triển điện và tư duy phát triển kinh tế theo vùng miền để giải quyết được vấn đề.

Bộ trưởng cũng thống nhất, cần phải tiến tới thị trường điện cạnh tranh cả 3 cấp độ: phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh; có giá điện theo 2 thành phần (gồm cả giá mua và giá bán); xác định khung giá theo giờ, khung giá cho các loại hình điện năng.

Thu Nga

Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp để du lịch đường thủy tại Hải Phòng phát huy xứng tầm

Chiều 22/4, tại khách sạn Pullman Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vui mừng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF