Sự kiện - Vấn đề

Gia tăng tỉ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp tác động tích cực đến việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp FDI

29/01/2024 00:01
1727 Lượt xem
TCCKVN Tỷ lệ nội địa hoá phản ánh mức độ tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước. Việc cải thiện tỷ lệ nội địa hoá nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam có tác động tích cực đến việc mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nước ngoài năm 2023 của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, hiện tỷ lệ thu mua của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tăng so với năm 2022 và tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam đang tăng dần, đạt 41,9% (tăng gần 10% trong 10 năm).

Dù vẫn ở mức thấp so với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua của Việt Nam đứng thứ hai sau Ấn Độ. Theo đánh giá của ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội của JETRO, đây là kết quả khá tích cực nhờ những nỗ lực của Việt Nam cũng như việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam đang tăng dần, đạt 41,9%.

Tuy nhiên, dù có những cải thiện về tỷ lệ nội địa hoá, hiện những linh phụ kiện quan trọng của sản phẩm hiện vẫn chưa được sản xuất tại Việt Nam mà vẫn phải nhập từ Malaysia, Indonesia.

Ông Takeo Nakajima cho rằng, vấn đề tỷ lệ nội địa hoá ảnh hưởng ít nhiều đến mong muốn mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp có dự định mở rộng nhà máy sản xuất nhưng vì linh phụ kiện đáp ứng cho quy mô mở rộng nếu dựa vào thị trường Việt Nam sẽ không đủ còn nếu dựa vào nhập khẩu sẽ đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao lên. Vì thế, trong các trường hợp, doanh nghiệp Nhật Bản đều phải cân nhắc, tính toán thận trọng trong vấn đề về mặt chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp khi có ý định mở rộng sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng các linh kiện cho nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp thì họ sẽ kêu gọi doanh nghiệp đối tác của mình đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thị trường Việt Nam quy mô lớn, tiềm năng các nhà đầu tư sẽ vào nhưng ngược lại nếu quy mô thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư sẽ cân nhắc.

Tăng tỉ lệ nội địa hoá đang trở thành một trong những chiến lược quan trọng mà nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang theo đuổi. Việc tăng tỷ lệ nội địa hoá một mặt giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, mặt khác đây là yếu tố quan trọng nhằm giảm rủi ro về địa chính trị.

Theo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp và có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, việc phát triển nền công nghiệp tự chủ và gia tăng tỉ lệ nội địa hoá trong toàn ngành công nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Điều đó cần sự đồng thuận và hỗ trợ từ phía chính phủ, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong ngành. Cần phải có các biện pháp, cách thức phù hợp để giúp cho việc cải thiện tỷ lệ nội địa hoá tốt hơn, như vừa thu hút đầu tư từ bên ngoài, mặt khác vừa thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nước nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài, qua đó nâng cao chất lượng công nghệ, sản phẩm sản xuất. Đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cải thiện quy trình sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Chỉ khi đạt được mức nội địa hoá cao hơn, ngành công nghiệp Việt Nam mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp để du lịch đường thủy tại Hải Phòng phát huy xứng tầm

Chiều 22/4, tại khách sạn Pullman Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vui mừng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF