Sự kiện - Vấn đề

Đưa chương trình công nghệ quốc gia vào cuộc sống

26/10/2013 00:10
380 Lượt xem
Theo các chuyên gia, điều quan trọng là làm sao phát triển công nghệ cao đúng hướng và có tác dụng tích cực để các chương trình này thật sự đi vào cuộc sống. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BKHCN hướng dẫn việc xét duyệt, thẩm định và phê duyệt dự án khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia. Đồng thời, thống nhất với các bộ liên quan xác định cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia trong danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012. Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành thời gian tới tập trung cụ thể hóa các chính sách vay vốn ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến thị trường với các chính sách ưu đãi xúc tiến đầu tư, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm đã được đầu tư.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quy hoạch, xây dựng, làm rõ địa chỉ đặt hàng của các sản phẩm quốc gia theo định hướng khoa học mà Thủ tướng đã phê duyệt. Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia giàn khoan dầu khí; Bộ Y tế là cơ quan chủ quản sản phẩm quốc gia về vắc-xin cho người; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản 3 sản phẩm quốc gia về: Lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; nấm ăn và nấm dược liệu; cá tra và các loại cá da trơn. Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung tổ chức xác định và thẩm định 8 nhiệm vụ liên quan đến đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đổi mới công nghệ, xây dựng bản đồ và lộ trình đổi mới công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng; nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm và các nhiệm vụ đào tạo về quản lý, quản trị công nghệ.

Mục tiêu của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020: Số DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng 15%/năm, trong đó 5% DN ứng dụng công nghệ cao. 100% DN sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra được công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm. 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý DN nhỏ và vừa được đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.

Tuy nhiên, thời gian qua, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia chưa triển khai được những nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nghiên cứu đổi mới công nghệ. Bên cạnh khó khăn về vốn và mặt bằng, nhân lực cho các ngành công nghệ cao vẫn còn rất thiếu và rất yếu. Thêm nữa cơ sở hạ tầng của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay không theo kịp với các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Số lượng sách báo, tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc nghiên cứu còn rất nghèo nàn. Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, mặc dù hàng năm có khá nhiều kỹ sư ra trường nhưng chỉ khoảng 10% đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy, cần đổi mới liên kết giữa các trường đại học, doanh nghiệp và viện nghiên cứu đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, cải cách cơ chế, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực. Các chương trình đào tạo ngành công nghệ cao cũng cần được xác định rõ ràng và phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường.   

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã thống nhất áp dụng quy định quản lý tài chính hiện hành để thực hiện nhóm nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ; nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DN từ năm 2013. Hy vọng đây sẽ là cơ hội cho các DN tham gia hiệu quả Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

Thu Phương (nguồn: theo Hải Tuyền, baocongthuong.com.vn)
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp để du lịch đường thủy tại Hải Phòng phát huy xứng tầm

Chiều 22/4, tại khách sạn Pullman Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vui mừng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Đại hội IV Tổng hội Cơ khí Việt Nam: Xây dựng khát vọng vươn lên, hướng đến nền cơ khí hiện đại

Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội lần thứ IV của Tổng hội Cơ khí Việt Nam đã thành công tốt đẹp, mở ra một chặng đường phát triển mới với nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần xây dựng ngành cơ khí Việt Nam ngày càng hiện đại, tự chủ và hội nhập sâu rộng.

Manufacturing Binh Duong 2025 – Cơ hội kết nối và đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác & sản xuất chế tạo

Manufacturing Binh Duong 2025 – Triển lãm Quốc tế về Cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo được tổ chức lần đầu tiên tại Trung tâm triển lãm quốc tế WTC EXPO, Bình Dương từ ngày 15/4 đến ngày 17/4.

Quý 1/2025: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2025 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý 1 kể từ năm 2020 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%...

Mở cuộc thi báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7

Chiều 3/4, tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tưng bừng tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 với chủ đề Hải Phòng - Thành phố thân thiện.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF