Chuyển động Cơ khí

Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để giữ chân doanh nghiệp FDI

21/11/2021 00:11
1480 Lượt xem
TCCKVN Xu hướng chuyển dịch trên toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến nhiều doanh nghiệp FDI phải chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp sự thiếu hụt linh kiện. Chính vì vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết.

Doanh nghiệp CNHT cần quan tâm hơn nữa đến việc ứng dụng khoa học - công nghệ

Xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có lợi thế về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào nhiều yếu tố, như: Vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao trong nhiều năm liền, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn... Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới thông qua số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp FDI tin tưởng Việt Nam vẫn là thị trường đầu tư có nhiều điểm hấp dẫn. Nguyên nhân là vì, Việt Nam có nền chính trị, môi trường kinh tế ổn định, các chính sách thu hút FDI ngày càng được cải thiện, nguồn nhân công giá rẻ và trình độ ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển và các thủ tục hành chính cũng dần được cải cách theo hướng đơn giản hóa.

Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP cũng giúp các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhập khẩu linh kiện với giá rẻ hơn, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, xu thế ngày nay, TNCs, MNCs sẽ chú trọng đầu tư sản xuất vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt, đáp ứng được nhu cầu cung ứng linh kiện, chi tiết sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, bởi tỷ lệ của chi phí về công nghiệp hỗ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động.

Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài. Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ, trong khi chưa được hỗ trợ nhiều về nguồn lực sẽ khiến họ mất đi cơ hội "thay da đổi thịt" khi "sóng" FDI vào Việt Nam. Nhân công giá rẻ là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhân tố lao động giá rẻ ngày nay không còn nhiều sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư, phát triển bền vững. Nếu chỉ phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp trong bối cảnh chi phí nhân công đang tăng dần với tốc độ tăng nhanh hơn năng suất lao động, các Tập đoàn công nghiệp đa quốc gia sẽ sớm rời bỏ Việt Nam.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư trong các ngành sản xuất đã lựa chọn Thái Lan hoặc Indonesia vì hệ thống cung ứng nội địa của Việt Nam kém cạnh tranh hơn nhiều so với các quốc gia này.

Do đó, nếu không có các chính sách thiết thực, đủ mạnh và kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp.

Duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

FDI là nguồn vốn rất quan trọng của nền kinh tế, là động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển. Tìm các biện pháp để đẩy mạnh thu hút FDI là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện các chuỗi cung ứng toàn cầu đang có những chuyển động tái cấu trúc và phát triển trong điều kiện phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Với xu hướng chuyển dịch trên toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Song điều đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp FDI phải chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp sự thiếu hụt linh kiện. Chính vì vậy, việc tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng nội lực ngành sản xuất sẽ góp phần thu hút và giữ chân dòng vốn FDI. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng, duy trì được hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chính là giải pháp giúp người dân địa phương có việc làm và thu nhập ổn định, nhờ đó địa phương cũng giảm được gánh nặng về an sinh xã hội.

Để duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định và phát triển kinh tế, sớm khống chế được tình hình dịch bệnh để từng bước đưa nền kinh tế hoạt động trở lại, đồng thời, bảo đảm duy trì các điều kiện để vận hành sản xuất và chuẩn bị cho việc phục hồi sản xuất trở lại sau dịch bệnh. Trong đó, việc hàng đầu là phải đảm bảo lưu thông, luân chuyển hàng hóa, lao động nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ sẽ hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án bố trí sản xuất bảo đảm an toàn phòng dịch và kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có các giải pháp cụ thể để tái khởi động lại ngay hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí an toàn. Cùng với đó là, triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động trong các ngành công nghiệp để bảo đảm dòng tài chính cho doanh nghiệp cũng như nguồn cung lao động phục vụ cho phương án phục hồi sản xuất sau dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp mạnh mẽ để chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, lũng đoạn thị trường hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước nhằm ổn định thị trường, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ... để tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu để duy trì và mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất, tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA, CPTPP, RCEP mang lại.

 

VIỆT ANH - VĂN SƠN
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Không gian trải nghiệm toàn diện cho ngành công nghiệp sản xuất chế tạo tại MTA VIETNAM 2025

Từ ngày 02 – 05/7/2025, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, sẽ trở nên sôi động với sự trở lại của MTA Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo đánh dấu lần tổ chức thứ 21 của một trong những triển lãm hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí và sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Với quy mô lên tới 13.200m², sự kiện quy tụ hơn 500 thương hiệu trưng bày đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn sẽ mang đến những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá cho ngành cơ khí.

VINAMAC EXPO 2025: Mở rộng chuỗi cung ứng ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Từ ngày 14–16/ 05/ 2025 tại Hà Nội diễn ra “Triển lãm Quốc tế về Máy móc, Thiết bị, Công nghệ và Sản phẩm Công nghiệp lần thứ 21 – VINAMAC EXPO 2025”, đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu và trình diễn công nghệ, sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí, máy móc, thiết bị công nghiệp, ngũ kim, dụng cụ cầm tay, công nghệ hàn cắt, gia công kim loại, gang thép, công nghiệp điện và năng lượng của Việt Nam và quốc tế.

MTA HANOI 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo phía Bắc

Sáng ngày 02/10, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công ty Informa Markets Việt Nam chính thức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo tại các tỉnh phía Bắc tiếp cận với những thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng thời thúc đẩy quan hệ giao thương với nhiều nhà cung cấp, đầu tư tiềm năng trong ngành.

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Với chủ đề “Tạo đà vươn xa”, triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024) sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh từ ngày 16 - 19/5/2024.

Hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt kết quả khả quan

Tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2023, Toyota đã hỗ trợ trực tiếp cho 7 nhà cung cấp trong nước, với kết quả nổi bật: Diện tích nhà xưởng tiết kiệm 3.650m2, năng suất dây chuyền tăng 74%, hàng tồn kho giảm 59%, đồ vật không sử dụng loại bỏ 60 tấn.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF
    GACOR77 CAIR77 ADMIN77 DP96 RUPIAH138 RECEH88 RECEH88 MANTUL138 MANTUL138 PASUKAN88 PASUKAN88 BOBO77 BAYAR77 BAYAR77 GARUDA69 RUPIAH138 GCR77 TANGO77 GACOR77 GACOR77 MODUS99 LORD88 GOCAP123 GACOR96 ODIN77 PARGOY88 PARGOY88 MAXWIN138 MAXWIN138 MAXWIN138 POLASLOT138 EPICWIN138 DISKO69 NGASO77 WIBU69 BESTI69 DINO69 BOSSWIN168 BOSSWIN168 RECEH69 MEWAHBET MEWAH99 FOYA88 SAWER138 PUAS69 MIDAS77 MIDAS77 SIP69 SIP69 MODUS99 MODUS99 GCR77 MASTER38 MABAR69 LOTUS138 LOTUS138 COCOL88 BARON69 DINASTI168 ZONA69 NOBAR69 RONIN86 STARLING69 DAGET77 DAGET77 ADMIN77 GARUDA69