Doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Giao thông: 'Vinashin vẫn có cơ hội phát triển'

28/09/2013 00:09
390 Lượt xem
Thứ trưởng đánh giá hiện trạng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) như thế nào sau 3 năm tiến hành tái cơ cấu?

 - Để thực hiện việc tái cơ cấu tập đoàn, trước hết Chính phủ, cơ quan quản lý cũng như bản thân doanh nghiệp đã tiến hành bổ nhiệm nhiều chức danh chủ chốt, phê duyệt điều lệ, quy chế tài chính. Vinashin đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lại nhân sự ở cấp tập đoàn cũng như các công ty con như Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền, Hạ Long, Sông Cấm, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty Tài chính...

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng quá trình tái cơ cấu tại Vinahsin còn chậm so với kế hoạch được Chính phủ đề ra. Ảnh: Nhật Minh

Đến nay, tập đoàn đã tái cơ cấu được 46 doanh nghiệp, bao gồm rút vốn khỏi 14 đơn vị, giải thể 14, chuyển nhượng vốn góp - bán tài sản 14 đơn vị. Số còn lại được sáp nhập hoặc bàn giao, chuyển chủ sở hữu… Bên cạnh đó, Vinashin cũng đã tái cơ cấu lao động, thực hiện chính sách với những người thuộc diện dôi dư.       

Gặp rất nhiều khó khăn nhưng để giảm bớt thiệt hại, từ năm 2010 đến nay, tập đoàn vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng đóng tàu đã ký và đang dở dang. Nếu không làm việc này, số lỗ từ năm 2010 đến nay sẽ còn tăng thêm. Ngoài ra, Vinashin cũng cố gắng tìm kiếm hợp đồng đóng tàu mới, mở rộng dịch vụ sửa chữa trên nguyên tắc tối thiểu là hòa vốn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.        

- Theo đề xuất, Vinashin sẽ chuyển đổi từ mô hình tập đoàn kinh tế về thành một tổng công ty. Thay đổi này tác động như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp?      

- Đây thực chất là việc kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn tại Vinashin, tổ chức lại công ty mẹ (hiện nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) hành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy như trước khi thí điểm. Chuyển đổi này nhằm tiếp tục tái cơ cấu toàn diện Vinashin theo hướng thu gọn quy mô sản xuất, tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính, giữ được năng lực chủ yếu về đóng và sửa chữa tàu thủy. Điều đó cũng phù hợp với tình hình thị trường, khả năng tài chính, năng lực quản lý, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực tái cơ cấu, sớm thoát khỏi tình trạng thua lỗ và phát triển.        

- Quá trình tái cơ cấu Vinashin tuy vậy vẫn bị đánh giá là chậm. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là gì, thưa Thứ trưởng?       

- Nhìn lại 3 năm qua, việc tái cơ cấu tập đoàn đúng là còn chậm so với dự kiến, đặc biệt là phát triển sản xuất và tái cơ cấu tài chính. Việc khoanh nợ, giãn nợ gặp rất nhiều vướng mắc.        

Khó khăn của Vinashin có nhiều, trong đó thị trường là yếu tố quyết định. Nhưng 3 năm qua, đóng tàu thế giới tiếp tục suy giảm, xấu hơn dự báo. Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp do  tăng trưởng kinh tế suy giảm,  chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tư công để kiềm chế lạm phát…  Bên cạnh đó, căn cứ pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ để thực hiện tái cơ cấu một tập đoàn kinh tế. Nguồn tài chính để tái cơ cấu, nhất là để xử lý nợ của tập đoàn rất hạn hẹp, huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng rất khó…         

- Vậy tình hình trả nợ của Vinashin hiện nay ra sao, đặc biệt là khoản 600 triệu USD nợ trái phiếu Chính phủ?      

- Về tái cơ cấu tài chính, khoản trái phiếu quốc tế Chính phủ vay về cho tập đoàn vay lại sẽ thực hiện theo hình thức mua lại nợ, phát hành trái phiếu để đảo nợ và các hình thức phù hợp khác. Riêng các khoản nhận nợ bắt buộc do chủ tàu nước ngoài hủy hợp đồng và vay nước ngoài khác thì thực hiện mua lại với mức tối đa bằng 30% giá trị khoản nợ.         

Đối với các khoản nợ còn lại của các tổ chức tín dụng trong nước, Vinashin sẽ đàm phán để mua lại nợ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để hoán đổi, giảm nghĩa vụ nợ, lãi suất cũng như kéo dài thời gian chi trả.         

Theo đề án tái cơ cấu, Vinashin sẽ cắt giảm 14.000 lao động, tương đương hơn một nửa nhân lực hiện tại. Vậy giải quyết công ăn việc làm và chế độ cho những lao động này như thế nào, nhất là khi các công ty thành viên đang nợ bảo hiểm xã hội?     

- Về nguyên tắc, tái cơ cấu lao động sẽ dựa vào tay nghề, bậc thợ, tuổi phù hợp. Sau đó sẽ từng bước nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tăng năng suất, hiệu quả. Vừa qua, đối với các đơn vị chuyển nhượng, bán, cổ phần hóa, sáp nhập, ngoài số lao động nghỉ việc sẽ được giải quyết chế độ theo đúng quy định, số còn lại sẽ tiếp tục được sử dụng tại doanh nghiệp. Về cơ bản, họ vẫn tiếp tục có việc làm.         

Đối với nhóm các đơn vị thuộc diện giải thể, phá sản người lao động sẽ được giải quyết chế độ theo từng nhóm phù hợp với quy định. Chi phí giải quyết chế độ cho người lao động sẽ được Chính phủ tạm ứng chi trước và sẽ thu hồi sau từ nguồn thanh lý tài sản, bán doanh nghiệp.      

- Ngành vận tải biển thế giới chưa phục hồi. Tốc độ tái cơ cấu của bản thân doanh nghiệp cũng bị đánh giá là chậm. Thứ trưởng nhận định như thế nào về cơ hội để Vinashin tồn tại và phát triển?      

- Vinashin vẫn đang khẩn trương thực hiện tái cơ cấu ở nhiều hạng mục, trong đó có việc rà soát lại toàn bộ các dự án đã đầu tư, chỉ giữ lại 3 lĩnh vực chính được xác định là đóng mới, sửa chữa và phát triển nhân lực ngành đóng tàu. Các dự án, doanh nghiệp còn lại đều có phương án bán, chuyển nhượng, cổ phần hóa để sớm thu hồi vốn, tập trung cho sản xuất - kinh doanh và trả nợ.        

Kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục khả quan, trong nước cũng còn khó khăn, nhưng theo tôi, nếu kiên trì các mục tiêu đề ra, duy trì năng lực, đáp ứng được nhu cầu đóng, sửa chữa…, Vinashin cũng như ngành đóng tàu có thể tiếp tục phát triển, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước khi thị trường hồi phục.

Khánh Duy (nguồn: theo baocongthuong.com.vn)
Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Minh chứng cho bản lĩnh, năng lực và uy tín của LILAMA 10 trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Sự kiện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành điện mà còn là minh chứng cho bản lĩnh, năng lực và uy tín của LILAMA 10 trên hành trình xây dựng và phát triển các công trình công nghiệp trọng điểm quốc gia.

Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh - Hải Phòng

Ngày 18/4, tại địa bàn hai xã Tiên Thanh và Cấp Tiến - huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng triển khai tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh.

Sự vững mạnh ngay trong Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp Hải Phòng

Chiều 13/4, tại khách sạn Pullman (Hải Phòng), Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hải Phòng chính thức được thành lập, ra mắt Ban chấp hành gồm 30 doanh nhân tiêu biểu, tâm huyết và năng lực, đại diện cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Bắc Ninh động thổ hai dự án công nghệ cao trị giá hơn 640 triệu USD

Ngày 30/3, tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh dự lễ động thổ hai dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD.

Công ty TNHH Lê Quốc chúc mừng năm mới 2025!

Công ty TNHH Lê Quốc: Số 442 Quốc lộ 5A, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF