Đào tạo - Nghiên cứu

Hiệu quả thiết thực từ chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cải tiến sản xuất

07/01/2022 00:01
931 Lượt xem
Chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh khu vực phía Nam” đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, như: Năng suất, chất lượng tăng lên, nhà xưởng được bố trí lại đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm, môi trường làm việc của người lao động tại doanh nghiệp được cải thiện….

Năm 2021, Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với chuyên gia tư vấn cải tiến của Công ty điện tử Samsung Việt Nam triển khai chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh khu vực phía Nam”.  Có 78/170 doanh nghiệp được chọn tham gia chương trình này, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc triển khai gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã giảm xuống còn 51 doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ về dệt may, da giày, cơ khí, nhựa, điện tử….  

Tại buổi lễ tổng kết chương trình, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện thực hóa chương trình phát triển công nghiệp theo nội dung Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 – 2025 đã và đang được Bộ Công Thương triển khai một cách đồng bộ và khoa học trên phạm vi cả nước với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Theo đó, hai Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp phía Bắc và phía Nam thuộc Cục Công nghiệp chủ trì triển khai hướng đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Ông Hoàng Bá Sơn, Quyền Giám đốc IDCS, ký kết biên bản ghi nhớ với ông Nguyễn Văn Thành, Hiệp hội doanh nghiệp huyện Củ Chi.

Cùng với các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất, chuyên gia kỹ thuật khuôn mẫu, chuyên gia kỹ thuật phát triển nhà máy thông minh, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn như IATF 16949, tiêu chẩn CE, UL để xuất khẩu hàng hóa, chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh” là nội dung được triển khai liên tục trong những năm qua và mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình này.

Với sự nỗ lực của các thành viên Ban Chủ nhiệm đề án, sự phối hợp tâm huyết của các chuyên gia tư vấn Việt Nam và đặc biệt sự tin tưởng của các doanh nghiệp, từ đầu tháng 10/2021, chương trình được triển khai đồng loạt tại 51 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thụ hưởng, trên cơ sở quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng rất thành công, bao gồm: Gặp gỡ lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; khởi động quá trình tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hoá; tổng kết, đánh giá và đưa ra phương hướng duy trì và tự cải tiến cho doanh nghiệp thụ hưởng.

Việc triển khai chương trình tại 51 doanh nghiệp đảm bảo đúng trình tự, nội dung, thời lượng, đặc biệt là sự tham gia của các chuyên gia tư vấn đã được đào tạo bài bản trước đây đã mang lại hiệu quả cụ thể cho doanh nghiệp. Năng suất, chất lượng được tăng lên trung bình đạt 20%, nhà xưởng được bố trí lại đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm được diện tích trung bình đạt 34%, môi trường làm việc của người lao động tại doanh nghiệp được cải thiện thông qua triển khai các đề tại về 5S3D, PRO3M mang lại không gian làm việc khoa học, tiện lợi, dễ quan sát, dễ kiểm tra, dễ vận hành.

Chương trình đã đạt được các mục tiêu đề ra. Các chuyên gia tư vấn chỉ ra cho doanh nghiệp rất nhiều lãng phí thông qua đề tài nhận dạng, đánh giá 10 loại lãng phí thường gặp trong sản xuất. Điều này mang lại niềm tin vào chương trình cho doanh nghiệp và chính người lao động...

Ông Hoàng Bá Sơn - Quyền Giám đốc IDCS cho biết, bước đầu đơn vị đã nhận được phản hồi tích cực khi doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá cao việc tăng năng suất, giảm lãng phí, cải thiện môi trường làm việc. Để chương trình được lan tỏa và tạo được sự chủ động tự cải tiến sản xuất trong cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ngành công nghiệp nói chung cần có sự chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, của các bộ ngành, đặc biệt sự tham gia phối hợp triển khai của các sở ngành địa phương và các hiệp hội ngành nghề.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Cơ khí Động lực trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ngành Cơ khí Động lực – một trong những trụ cột quan trọng của nền công nghiệp quốc gia – đang đối mặt với yêu cầu cấp thiết về đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường lao động. Nhận thức rõ điều này, ngày 28/6 tại Hà Nội, Khoa Cơ khí – Trường Đại học Công nghệ Đông Á (ĐHCNĐA) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Cơ khí Động lực”, với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và đại diện đến từ 17 trường đại học trong và ngoài nước.

Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng giành giải Nhì Hội thi Kỹ năng Hàn Hà Nội 2025

Vượt qua nhiều đội tuyển đến từ các trường cao đẳng, trung cấp và các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành, đội tuyển của Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng đã xuất sắc giành giải Nhì tại Hội thi Kỹ năng Hàn Hà Nội 2025.

Khai giảng khoá đào tạo Thanh tra hàn đợt 1 năm 2025

Ngày 10/3, tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt (KAYLABWS) - Viện Nghiên cứu Cơ khí, đã diễn ra lễ khai giảng khoá đào tạo Thanh tra hàn tiếp cận tiêu chuẩn Hoa Kỳ - CWI đợt 1 năm 2025.

Thông báo tuyển sinh đào tạo Thanh tra hàn đợt 1 năm 2025

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt (KEYLABWS) – đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí (Narime) tuyển sinh khoá đào tạo Thanh tra hàn đợt 1 năm 2025, nhằm đào tạo học viên trở thành Thanh tra hàn tiếp cận tiêu chuẩn AWS QC1.

Đào tạo nhân lực ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp tại Trường Cơ khí - Ô tô, HaUI

Nhu cầu sử dụng lao động liên quan đến lĩnh vực Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp trong các doanh nghiệp hiện tại và tương lai là rất lớn. Đón đầu xu thế đó, năm học 2024 - 2025, Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF
    GACOR77 CAIR77 ADMIN77 DP96 RUPIAH138 RECEH88 RECEH88 MANTUL138 MANTUL138 PASUKAN88 PASUKAN88 BOBO77 BAYAR77 BAYAR77 GARUDA69 RUPIAH138 GCR77 TANGO77 GACOR77 GACOR77 MODUS99 LORD88 GOCAP123 GACOR96 ODIN77 PARGOY88 PARGOY88 MAXWIN138 MAXWIN138 MAXWIN138 POLASLOT138 EPICWIN138 DISKO69 NGASO77 WIBU69 BESTI69 DINO69 BOSSWIN168 BOSSWIN168 RECEH69 MEWAHBET MEWAH99 FOYA88 SAWER138 PUAS69 MIDAS77 MIDAS77 SIP69 SIP69 MODUS99 MODUS99 GCR77 MASTER38 MABAR69 LOTUS138 LOTUS138 COCOL88 BARON69 DINASTI168 ZONA69 NOBAR69 RONIN86 STARLING69 DAGET77 DAGET77 ADMIN77 GARUDA69