Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tham gia IPP: Phải có ý chí và không ngại thất bại!

17/12/2014 00:12
448 Lượt xem
Nối tiếp những thành công đã đạt được trong giai đoạn 1 (2009 – 2013), Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan (IPP) - Bộ Ngoại giao Phần Lan phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định triển khai giai đoạn 2 tại Việt Nam nhằm có những hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt Nam giúp đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động ở mức cao nhất. Ông Trần Quốc Thắng - Giám đốc dự án ĐMST Việt Nam – Phần Lan đã có buổi trò chuyện cùng báo DĐDN xung quanh vấn đề này.

- Ông có thể cho biết những kết quả đã đạt được trong giai đoạn I của IPP?         

Trong giai đoạn I chúng tôi đã nhận được trên 400 hồ sơ xin tài trợ và chúng tôi đã chọn được khoảng 60 đơn vị để tài trợ. Trong 60 đơn vị này có khoảng một nửa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ đã có những ý tưởng sáng tạo rất đa dạng. Từ những doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền cho đến những doanh nghiệp công nghiệp hiện đại như sơn Hải Phòng hoặc có những nhóm nghiên cứu của một số những viện, trường.         

Các doanh nghiệp có ý tưởng thông qua hỗ trợ của dự án IPP đã được hỗ trợ về kĩ thuật, tài chính, tư vấn trong việc làm thế nào để hoạt động ĐMST có hiệu quả. Thông qua hỗ trợ đó đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công như Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã nghiên cứu và sản xuất thành công đèn compact chất lượng cao, tiết kiệm điện. Nhà máy Sơn Hải Phòng phòng thông qua hỗ trợ của IPP đã đưa ra thị trường sản phẩm sơn thân thiện với môi trường không dùng hóa chất độc hại hòa tan và sản phẩm này đã xâm nhập được thị trường quốc tế…         

Đối với IPP giai đoạn II, chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ cho những doanh nghiệp có ý tưởng ĐMST, đồng thời sẽ hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp có những ý tưởng ĐMST, có những sản phẩm mới, công nghệ cao đưa ra được thị trường trong nước và quốc tế.

- Để đạt được kết quả tốt nhất thì một trong những điều tiên quyết là tạo cơ chế gắn kết giữa Viện - Trường. Theo ông, những chính sách này cần giải quyết được những vấn đề gì từ phía doanh nghiệp và Viện?         

Hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều chính sách để cởi trói những vướng mắc trên, tạo ra sự thông thoáng như tính tự chủ của các Viện, Trường. Phải làm sao tăng cường tính tự chủ của các Viện, Trường để họ có thể có tự do trong nghiên cứu, chuyển giao, đi kèm với đó là những chính sách, hay cơ chế để bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách về kinh tế để khuyến khích người ta có những ĐMST.  Đối với doanh nghiệp, chúng ta cần có những cơ chế hỗ trợ, đào tạo năng lực để người ta có những hoạt động ĐMST.         

Cuối cùng chúng ta cần đảm bảo mối liên kết giữa họ với nhau thông qua những chương trình, dự án. Hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành những dự án rất lớn như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Xây dựng quỹ để đổi mới công nghệ quốc gia. Một số chương trình trọng điểm quốc gia hiện nay đang tiến hành theo hướng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp gặp gỡ được các Viện, Trường để xây dựng các đề án đổi mới.         

Trong IPP 2, chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách để thí điểm một vài cơ chế hỗ trợ về vốn cho các DN có ý tưởng ĐMST và hoạt động ĐMST như bảo lãnh vay vốn ngân hàng, hoặc có những hỗ trợ, tư vấn kĩ thuật hoặc những tư vấn về quản lý…

- Thưa ông, điều kiện của doanh nghiệp khi tham gia IPP giai đoạn II là gì? Các doanh nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi gì khi tham gia dự án này?         

Sau khi khởi động dự án này chúng tôi sẽ xây dựng những tiêu chí rất cụ thể đối với những gói tài trợ cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn tài trợ đầu tiên phải có ý chí, ĐMST và không ngại thất bại.         

Từ có ý tưởng sáng tạo, doanh nghiệp phải có ý chí quyết tâm thực hiện. Từ quyết tâm đó, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp liên kết với các đầu mối hỗ trợ để thực hiện ý tưởng đó. Sau khi có dự án khả thi, chúng tôi sẽ đề xuất với IPP và đơn vị này sẽ xem xét, quyết định tài trợ cho doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Chương trình IPP được hình thành trên cơ sở sử dụng những kinh nghiệm, kiến thức về đổi mới sáng tạo mà Phần Lan đã thực hiện rất thành công trong khoảng 50 năm trở lại đây. Mục tiêu của IPP là thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam, góp phần thực hiện nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020, trong đó đặt trọng tâm phát triển nền kinh tế tri thức.         

Giai đoạn 1 của IPP với ngân sách trên 7 triệu euro đã đạt nhiều thành công. Hiện IPP hỗ trợ hơn 60 dự án, gồm bốn hợp phần là phát triển năng lực thể chế; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các sáng kiến, dự án đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; hợp tác Việt Nam - Phần Lan.        

Tiếp nối thành công đã đạt trong giai đoạn 1 (2009-2013), lễ khởi động Dự án Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) giai đoạn 2 (2014 -2018) được khởi động chiều 12/12. Kinh phí cho dự án là 11 triệu euro, trong đó Phần Lan viện trợ không hoàn lại 9,9 triệu euro và vốn đối ứng của Việt Nam là 1,1 triệu euro.

Hồng Quyên (nguồn: theo Hồng Hương, dddn.com.vn)

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

LILAMA 10 – Ghi dấu ấn quan trọng tại dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 23 tháng 05 năm 2025, Công ty Cổ phần LILAMA 10 đã ghi dấu ấn quan trọng khi lắp đặt thành công bánh xe công tác nặng 110 tấn cho tổ máy số 1 tại dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Đây là một trong những cột mốc kỹ thuật quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình lắp đặt thiết bị của dự án.

Công ty Cơ khí Hà Nội: Đối tác chiến lược tin cậy cho các chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp

Với bề dày kinh nghiệm và năng lực đáng nể từ thiết kế, đúc, kết cấu, gia công cơ khí đến chế tạo thiết bị cho các ngành công nghiệp, Công ty TNHH MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO) là một trong các doanh nghiệp cơ khí hàng đầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực đúc, gia công chính xác, kết cấu thép, sửa chữa lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghiệp cho hàng trăm khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các nước trên thế giới, tạo được uy tín lớn trên thị trường với chất lượng cao, giá cả hợp lý cùng các dịch vụ chu đáo.

Tiên phong sản xuất thép ray cao tốc: Hoà Phát bắt tay đối tác Đức

Tập đoàn Hòa Phát vừa ký hợp đồng với đối tác Đức cung cấp công nghệ, dây chuyền, dự kiến cho xuất xưởng sản phẩm thép ray cao tốc đầu tiên trong quý I/2027.

Đòn bẩy nâng cao vị thế cạnh tranh của LILAMA 10 trên thị trường quốc tế

Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị Hải Dương trực thuộc Công ty cổ phần LILAMA 10 (LILAMA 10) đạt Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng hàn và thi công kết cấu theo tiêu chuẩn ISO 3834 và EN 1090 (EXC3) là “Biểu tượng cho chất lượng sản phẩm”, là minh chứng cho việc phát triển và cải thiện không ngừng chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần LILAMA 10.

Khánh thành Bến container số 3 và số 4, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Chiều 13/5, tại Khu vực bến cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải), Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng phối hợp cùng Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vui mừng tổ chức Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng container số 3 và số 4 Lạch Huyện - Cảng Hải Phòng.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF
    GACOR77 CAIR77 ADMIN77 DP96 RUPIAH138 RECEH88 RECEH88 MANTUL138 MANTUL138 PASUKAN88 PASUKAN88 BOBO77 BAYAR77 BAYAR77 GARUDA69 RUPIAH138 GCR77 TANGO77 GACOR77 GACOR77 MODUS99 LORD88 GOCAP123 GACOR96 ODIN77 PARGOY88 PARGOY88 MAXWIN138 MAXWIN138 MAXWIN138 POLASLOT138 EPICWIN138 DISKO69 NGASO77 WIBU69 BESTI69 DINO69 BOSSWIN168 BOSSWIN168 RECEH69 MEWAHBET MEWAH99 FOYA88 SAWER138 PUAS69 MIDAS77 MIDAS77 SIP69 SIP69 MODUS99 MODUS99 GCR77 MASTER38 MABAR69 LOTUS138 LOTUS138 COCOL88 BARON69 DINASTI168 ZONA69 NOBAR69 RONIN86 STARLING69 DAGET77 DAGET77 ADMIN77 GARUDA69