Chuyển động Cơ khí

Cơ hội nào cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh?

29/11/2021 00:11
1507 Lượt xem
Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp lớn trong chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ (CNHT) toàn cầu, tạo cơ hội để lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, để tận dụng thời cơ này, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn lớn về CNHT.

Nhiều nhà sản xuất nước ngoài gặp gỡ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại SFS 2021 để tìm cơ hội hợp tác

Gia tăng tỉ lệ nội địa hóa

Các nhà sản xuất sản phẩm CNHT lẫn sản xuất đầu cuối của nước ngoài tại Việt Nam đang đẩy mạnh tìm kiếm nhà cung cấp trong nước để tiết giảm chi phí và giảm rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2021 (SFS 2021) tại TP. Hồ Chí Minh vừa khép lại với hơn 230 cuộc kết nối diễn ra. Các doanh nghiệp tham gia hội nghị đã lập danh mục hơn 400 chi tiết linh kiện, sản phẩm có nhu cầu tìm nhà cung cấp trong nước thuộc đa dạng ngành nghề, lĩnh vực như: Điện - điện tử, cơ khí chế tạo - cơ khí chính xác, 3D trên chất liệu carbon, robot và tự động hóa nhà máy, thiết bị truyền động, tự động hóa công nghiệp...

Hơn 20 doanh nghiệp là các nhà đầu tư, sản xuất công nghiệp lớn tham gia với vai trò nhà mua hàng, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronic Việt Nam, Panasonic Việt Nam, BOSCH Việt nam, Juki Việt Nam, Schindler Việt Nam...

Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển CNHT TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhiều tập đoàn lớn sẵn sàng hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, hướng dẫn đầu tư máy móc, thiết bị cần thiết và đồng hành với nhà cung ứng để phát triển sản phẩm cho họ. Tuy nhiên, rất khó tìm được nhà cung cấp tiềm năng để hợp tác, đã 3 năm nay họ vẫn chưa tìm được nhà cung cấp linh kiện trong nước, nhất là các linh kiện phức tạp.

Đơn cử như Tập đoàn Bosch đã thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam rất mong muốn phát triển, gia tăng tỉ lệ nội địa hoá  tại Việt Nam và không ngừng tìm kiếm đơn vị cung ứng tiềm năng để hỗ trợ, đưa vào chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, tìm kiếm liên tục trong 3 năm nay nhưng không có nhà cung cấp đủ điều kiện cung ứng sản phẩm đầu nối điện tử cho ôtô họ đang sản xuất. Nguyên nhân là Bosch cần sản phẩm công nghệ cao, kết hợp cả nhiệt, kim loại vừa cơ khí và điện tử nhưng doanh nghiệp Việt chỉ có thể làm riêng lẻ từng công đoạn. Hay như Nhà sản xuất mã vạch Datalogic cũng đã đầu tư nhà máy hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, rất kỳ vọng vào việc phát triển nhà cung ứng nội địa.

Công ty TNHH Techtronic Industries Việt Nam Manufacturing (Tập đoàn TTI) của Mỹ, chuyên sản xuất thiết bị điện không dây đã có mặt ở Việt Nam hơn 3 năm nay. Tập đoàn TTI xác định sử dụng 80% sản phẩm CNHT trong nước, song đến nay tỷ lệ này chỉ đạt 40%, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ. Trong đợt dịch bệnh vừa qua, TTI bị ảnh hưởng đến nguồn cung, nhất là chi phí logistics tăng rất cao. Chính vì thế, Tập đoàn đang tăng cường tìm kiếm hơn 300 nhà cung cấp CNHT trong nước để cung ứng hàng ngàn chi tiết, linh kiện.

Bên cạnh đó, còn một lý do nữa khiến các nhà sản xuất lớn tích cực gia tăng tỉ lệ nội địa hóa là nhằm giảm thiểu rủi ro từ đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong 2 năm 2020-2021, các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, việc vận chuyển nguyên phụ liệu, hàng hóa từ các nước về Việt Nam và ngược lại, có những thời điểm ách tắc trầm trọng hoặc chịu chi phí vận chuyển quá cao khiến chi phí sản xuất bị đội lên, tiến độ sản xuất không bảo đảm.

Đổi mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Khó khăn của các doanh nghiệp CNHT ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay do đa số là doanh nghiệp nhỏ, rất hạn chế về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, không tự chủ được các yếu tố đầu vào của sản xuất. Bên cạnh đó, sự thua thiệt về giá bán do nhiều sản phẩm doanh nghiệp Việt chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, mà phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài nên giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa đạt thấp, dẫn tới sự thua thiệt trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Để thúc đẩy phát triển ngành CNHT, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình phát triển CNHT giai đoạn năm 2019 - 2025. Mục tiêu chung của Chương trình là tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động ở lĩnh vực CNHT. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực cung ứng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nâng cao khả năng liên kết của doanh nghiệp CNHT, sử dụng hiệu quả quỹ đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm thúc đẩy CNHT. Ðến năm 2025, phấn đấu phát triển CNHT, sản phẩm CNHT tiêu biểu đạt tỷ lệ nội địa hóa của bốn ngành công nghiệp trọng yếu, hai ngành công nghiệp truyền thống tăng bình quân 7% đến 9%. Trong đó, ngành cơ khí tăng 10%; ngành điện tử - công nghệ thông tin tăng 5%; ngành cao-su - nhựa tăng 10%; ngành chế biến tinh lương thực, thực phẩm tăng 4%; ngành dệt may tăng 10%; ngành da giày tăng 10%.

Hiện Thành phố đang hình thành khu CNHT ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 300 ha; đồng thời khẳng định hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, mặt bằng sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng, các doanh nghiệp CNHT phải nỗ lực đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp nên chuyển đổi quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ, đào tạo người lao động để đáp ứng yêu cầu đổi mới, để trong vài năm tới thay đổi toàn bộ nền sản xuất, các thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất. Thành phố sẽ có chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn kích cầu và chính sách về thuế, hải quan… với các doanh nghiệp sớm tiếp cận và đổi mới công nghệ.

Diệu Linh

Có thể bạn quan tâm

Không gian trải nghiệm toàn diện cho ngành công nghiệp sản xuất chế tạo tại MTA VIETNAM 2025

Từ ngày 02 – 05/7/2025, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, sẽ trở nên sôi động với sự trở lại của MTA Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo đánh dấu lần tổ chức thứ 21 của một trong những triển lãm hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí và sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Với quy mô lên tới 13.200m², sự kiện quy tụ hơn 500 thương hiệu trưng bày đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn sẽ mang đến những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá cho ngành cơ khí.

VINAMAC EXPO 2025: Mở rộng chuỗi cung ứng ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Từ ngày 14–16/ 05/ 2025 tại Hà Nội diễn ra “Triển lãm Quốc tế về Máy móc, Thiết bị, Công nghệ và Sản phẩm Công nghiệp lần thứ 21 – VINAMAC EXPO 2025”, đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu và trình diễn công nghệ, sản phẩm tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí, máy móc, thiết bị công nghiệp, ngũ kim, dụng cụ cầm tay, công nghệ hàn cắt, gia công kim loại, gang thép, công nghiệp điện và năng lượng của Việt Nam và quốc tế.

MTA HANOI 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo phía Bắc

Sáng ngày 02/10, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Công ty Informa Markets Việt Nam chính thức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo tại các tỉnh phía Bắc tiếp cận với những thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng thời thúc đẩy quan hệ giao thương với nhiều nhà cung cấp, đầu tư tiềm năng trong ngành.

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Với chủ đề “Tạo đà vươn xa”, triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024) sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh từ ngày 16 - 19/5/2024.

Hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt kết quả khả quan

Tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2023, Toyota đã hỗ trợ trực tiếp cho 7 nhà cung cấp trong nước, với kết quả nổi bật: Diện tích nhà xưởng tiết kiệm 3.650m2, năng suất dây chuyền tăng 74%, hàng tồn kho giảm 59%, đồ vật không sử dụng loại bỏ 60 tấn.
0904177637
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top
  • POLASLOT138 POLASLOT138 LOGIN POLASLOT138 ALTERNATIF RECEH88 RECEH88 LOGIN RECEH88 ALTERNATIF RUPIAH138 RUPIAH138 LOGIN RUPIAH138 ALTERNATIF
    GACOR77 CAIR77 ADMIN77 DP96 RUPIAH138 RECEH88 RECEH88 MANTUL138 MANTUL138 PASUKAN88 PASUKAN88 BOBO77 BAYAR77 BAYAR77 GARUDA69 RUPIAH138 GCR77 TANGO77 GACOR77 GACOR77 MODUS99 LORD88 GOCAP123 GACOR96 ODIN77 PARGOY88 PARGOY88 MAXWIN138 MAXWIN138 MAXWIN138 POLASLOT138 EPICWIN138 DISKO69 NGASO77 WIBU69 BESTI69 DINO69 BOSSWIN168 BOSSWIN168 RECEH69 MEWAHBET MEWAH99 FOYA88 SAWER138 PUAS69 MIDAS77 MIDAS77 SIP69 SIP69 MODUS99 MODUS99 GCR77 MASTER38 MABAR69 LOTUS138 LOTUS138 COCOL88 BARON69 DINASTI168 ZONA69 NOBAR69 RONIN86 STARLING69 DAGET77 DAGET77 ADMIN77 GARUDA69